Thiết kế Mikoyan MiG-29K

Tính năng

Máy bay tiêm kích đa năng trang bị cho tàu sân bay MiG-29K được thiết kế nhằm bảo vệ vùng không gian phía trên của nhóm tàu chiến đấu, chiếm ưu thế trên không và tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền cũng như trên mặt nước với các vũ khí dẫn đường chính xác cao, MiG-29K được chế tạo để có thể hoạt động ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay được tối ưu cho việc triển khai trên các tàu sân bay có lượng choán nước trung bình.[2]

Máy bay tiêm kích hai chỗ trang bị cho tàu sân bay MiG-29KUB được dùng để huấn luyện phi công cũng như thực hiện các phi vụ chiến đấu giống như máy bay tiêm kích một chỗ MiG-29K.[2]

Trong các thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov, máy bay thực hiện cất cánh nhờ đường băng kiểu ván nhún từ đường băng dài 195 m và 95 m. Theo các kết quả của các thử nghiệm, độ chính xác khi hạ cánh của máy bay là rất cao, do đó khi chuyển sang hệ thống cáp hãm trên tàu Đô đốc Gorshkov máy bay sẽ dễ dàng hạ cánh. Độ chính xác khi hạ cánh được tăng cường thông qua việc bố trí một hệ thống van tiết lưu tự động. Các đặc tính cất cánh khiến nó đóng vai trò tới 90% của các chuyến bay dưới các điều kiện nhiệt đới khi tàu sân bay chạy với tốc độ 10 knot.[6]

Các thay đổi khung máy bay

MiG-29K gấp cánh, khi ở trên tàu sân bay nó sẽ gấp cánh để tiết kiệm không gian, diện tích

MiG-29K có những điểm tương tự trong bố trí khung như với phiên bản cơ sở MiG-29, nhưng MiG-29K vẫn thực sự là mẫu máy bay mới. Động cơ mới có công suất cao hơn 7% sơ với mẫu động cơ RD-33 do sử dụng vật liệu hiện đại để chế tạo động cơ. MiG-29K đã thay đổi hầu hết từ Mikoyan MiG-29M trong khi giữ lại cùng một cấu hình cơ bản. Đối với các hoạt động trên tàu sân bay, khung máy bay, bộ phận hạ cánh, và cần móc đã được gia cố, cánh gấp đã được thêm vào, và bộ phận hạ cánh đã được làm to hơn.[13]

Lực đẩy động cơ được tăng thêm để máy bay có một tốc độ cao hơn khi cất cánh khỏi tàu. Tải nhiên liệu trong thân đã được tăng lên tới 4,560 kg so với 3,340 kg của MiG-29, do MiG-29K loại bỏ khi hút khí phía trên. Tải trọng cũng được tăng lên. Trọng lượng tối đa của máy bay tăng từ 19,5 lên 22,4 tấn. vật liệu composite chiếm 15% được sử dụng rộng rãi trong chế tạo các yếu tố cấu trúc của máy bay. Các hơp kim cao cấp cũng được sử dụng, nhưng ở mức độ thấp hơn.[6]

Tầm bay và hệ thống nhiên liệu

Bán kính chiến đấu của MiG-29K là 850 km (528 dặm) và tầm bay tối đa đạt 3000 km (1.860 dặm) với 3 thùng dầu phụ. Nhiên liệu chứa bên trong MiG-29K là 1.850 lít. Máy bay bị giới hạn tầm bay phù hợp cho những yêu cầu ban đầu của Liên Xô về một máy bay tiêm kích phòng thủ điểm. Đối với các chuyến bay xa hơn, tầm bay có thể tăng lên tới 3000 km với 3 thùng nhiên liệu phụ bỏ được dưới cánh.[19] MiG-29K và MiG-29KUB cũng trang bị với một hệ thống tiếp nhiên liệu khi bay.[2]

Buồng lái

Máy bay được trang bị với 3 màn hình màu hiển thị đa năng và 7 chiếc trên MiG-29KUB, hệ thống điều khiển bay lái bằng dây số 4 kênh, hệ thống tên lửa chống radar bị động của Nga; hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ TopSight và máy thu GPS Sigma-95 của Pháp (các hệ thống này cũng được phát triển cho Dassault Rafale); hệ thống đối kháng điện tử (ECM) của Israel; và các thiết bị liên lạc được cung cấp bởi Ấn Độ. Cần điều khiển kiểu HOTAS được sử dụng trên MiG-29K.[2]

Trong buồng lái được trang bị một hệ thống tạo khí oxy do đó không cần tới các bình dưỡng khí.[2]

MiG-29K chế tạo năm 2002 có buồng lái điện tử với các đặc tính tốt hơn do trang bị các màn hình màu tinh thể lỏng linh hoạt. Buồng lái được thử nghiệm bởi các phi công Không quân Nga trên các máy bay tiêm kích MiG-29SMT và được các phi công chấp thuận. Phi công của Không quân Ấn Độ cũng lái những chiếc MiG-29SMT và họ cũng đánh giá cao các phương tiện kiểm soát thông tin của buồng lái.[6]

Tiềm năng của các hệ thống dẫn đường của máy bay sẽ được tăng thêm rõ rệt thông qua việc lắp đặt một hệ thống định vị vệ tinh cũng đã thành công thông qua các thử nghiệm trên máy bay MiG-29SMT. Các khả năng của các máy tính trên máy bay và các hệ thống điều khiển vũ khí cũng được củng cố và tăng cường.[6]

Radar

Anten Zhuk-ME tại MAKSRadar AESA Zhuk-AE

Radar Zhuk-ME là một phiên bản tiên tiến của radar nguyên bản N010 Zhuk, Zhuk-ME có thêm các chức năng không đối đất tiên tiến như chức năng lập bản đồ và bám sát địa hình. Radar Zhuk-ME là một thành phần cấu thành nên MiG-29K. Các đặc tính cải tiến của radar là cải tiến xử lý tín hiệu và có tầm phát hiện lên tới 120 km đối với mục tiêu có RCS 5 m2, đây là các đặc tính dành cho phiên bản xuất khẩu, và radar có thể bám 10 mục tiêu cùng lúc và tấn công cùng lúc 4 mục tiêu đang theo dõi trong chế độ không đối không.[20] Tầm theo dõi của radar là 0.83 - 0.85 của tầm phát hiện. Trong chế độ không đối đất, radar có thể phát hiện một chiếc xe tăng từ khoảng cách 25 km và một cây cầu từ khoảng cách 120 km, một tàu khu trục hải quân có thể bị phát hiện từ xa 300 km và radar có thể theo dõi cùng lúc 2 mục tiêu dưới mặt đất, mặt biển. Radar có trọng lượng 220 kg và vùng quét: góc phương vị là +/- 85 độ, góc tà là +56/-40 độ. Anten là một mảng pha quét điện tử có rãnh và có đường kính 624 mm.[20]

Radar Zhuk-AE được phát triển với cách tiếp cận kiểu mô-đun, cho phép nâng cấp các radar Zhuk ME hiện có trên máy bay MiG-29 thành tiêu chuẩn radar Zhuk-AE mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Ấn Độ đã vận hành radar mảng pha BAR trên những chiếc Su-30MKI của mình và dự định dùng radar AESA như một yếu tố quan trọng của nền tảng máy bay MRCA.[21] MiG-35 là đối thủ của Eurofighter Typhoon, F/A-18E/F Super Hornet, Dassault Rafale, JAS 39 GripenF-16 Falcon trong cuộc đua giành hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa năng cho Không quân Ấn Đô trong cuộc cạnh tranh MRCA của Ấn Độ. Có một số nguồn tin nói rằng MiG-29K/KUB cung cấp cho Ấn Độ cũng có thể được trang bị radar Zhuk AE.[22] Cũng có thể Hải quân Nga sẽ dùng radar Zhuk-AE 'AESA' thay cho radar Zhuk-ME trên những chiếc MiG-29K của mình.

Hệ thống điện tử hàng không

Hệ thống điều khiển hỏa lực của MiG-29K và MiG-29KUB dự kiến gồm:

  • hệ thống radar đa chế độ trên máy bay;
  • hệ thống trinh sát quang điện tử (tìm và bám mục tiêu bằng tia hồng ngoại);
  • hệ thống chỉ định mục tiêu trên mũ phi công;
  • thiết bị chỉ định mục tiêu và điều khiển hỏa lực cho các đầu dò tên lửa dùng radar thụ động.

MiG-29K có sẵn một hệ thống trinh sát quang điện tử IRST mới tích hợp với hệ thống laser và quang học, và nó sẽ là một thách thức lớn ngay cả với máy bay địch.[2] Hệ thống này là duy nhất trong số các nhiệm vụ nó có thể thực hiện được khi so sánh với các hệ thống IRST cũ. Nó có thể cungcaaos các giải pháp ngắm mục tiêu cho các mục tiêu mặt đất và trên không trong phạm vi 15 km. Nó có thể phát hiện tên lửa chỉ nhờ đến nhiệt tỏa ra bởi sức cản không khí khi mũi tên lửa cọ xát với không khí và có thể cung cấp cho phi công một quỹ đạo chi tiết và nó có thể làm tất cả những nhiệm vụ đó trong chiến trường 360 độ so với các phiên bản trước đó mà thường chỉ có vùng quét bao phủ ở trước mặt phi công.

Tiếp nhiên liệu trên không

MiG-29K và MiG-29KUB có thể thực hiện tiếp nhiên liệu trên không nếu máy bay được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu UPAZ.[2] Khác với MiG-29 đời đầu, MiG-29K được thiết kế để có thể trang bị với một hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (ARS) hoặc "buddy store" cho việc tiếp nhiên liệu từ máy bay khác.[13]

Động cơ

Động cơ Klimov RD-33MK tại MAKS 2009

Hai nguyên mẫu chế tạo trong thập niên 1980, mỗi chiếc được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt RD-33K với chế độ đốt tăng lực sẽ đạt lực đẩy 86.3 kN (19,400 lb) và lực đẩy cất cánh có thể đạt 92.2 kN (20,723 lbf) cho các hoạt động trên tàu.[23]

MiG-29K được trang bị hai động cơ RD-33MK "Morskaya Osa" (tiếng Nga: Морская Оса: "Sea Wasp"), đây là mẫu mới nhất trong dòng động cơ RD-33. Được phát triển vào năm 2001, nó dự định sẽ dùng để trang bị cho các máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu MiG-29K và MiG-29KUB, tuy nhiên nó cũng được trang bị cho MiG-35. Các động cơ mới có đặc tính công suất cao hơn 7% so với các mẫu cũ do sử dụng các vật liệu hiện đại trong chế tạo động cơ. Nó vẫn giữ được độ dài và đường kính tối đa trong khi tăng lực đẩy khi đốt tăng lực thêm 9,000 kgf và trọng lượng tịnh là 1,145 kg. Nó cũng chứa các hệ thống làm giảm bức xạ khí thải của động cơ, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các khí tài quang học và hồng ngoại của địch. Tuổi thọ phục vụ tăng lên tới 4000 giờ. Những thay đổi mới đảm bảo các máy bay tiêm kích cất cánh trên tàu sân bay mà không cần trợ giúp, duy trì hiệu suất trong môi trường khí hậu nóng và dĩ nhiên, tăng hiệu quả chiến đấu trong phiên bản mới nhất của dòng máy bay tiêm kích MiG-29.[24][25]

Các phương pháp làm giảm tín hiệu phản xạ radar

Sống sót là một tính năng quan trọng trong thiết kế MiG-29K. Nó không dựa trên công nghệ khó bị phát hiện, như các hệ thống ẩn (stealth). MiG-29K có thiết kế kết hợp của khả năng "ẩn" (stealth), nâng cao khả năng tác chiến điện tử, giảm tổn thương do vũ khí, sử dụng vũ khí không chiến ngoài tầm nhìn, và các chiến thuật mới mà tích lũy và tổng hợp các phương pháp trên sẽ làm tăng độ an toàn của máy bay và phi công.[14]

MiG-29K giảm sự phản xạ tín hiệu radar do sử dụng rộng rãi vật liệu hấp thụ sóng radar. Lớp phủ đặc biệt có tên là " Taunit " trên thân máy bay sẽ giảm mức tín hiệu phản xạ lại từ 4 đến 5 lần nhờ hấp thu 98.99% sóng radar so với MiG-29 đời đầu.[14] Hệ thống đối kháng điện tử (ECM) được cung cấp bởi Israel. Động cơ phản lực cánh quạt RD-33MK có các hệ thống làm giảm tầm nhìn hồng ngoại và quang học.[24][25]

MiG-29K và vũ khí khí tài trang bị tại MAKS

Vũ khí khí tài

Vũ khí khí tài trang bị cho MiG-29K bao gồm 1 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1. Ban đầu khẩu pháo có 150 viên đạn, nhưng sau đó giảm xuống còn 100 viên ở các phiên bản sau. MiG-29K được trang bị bom dẫn đường bằng quang điện và laser, cũng như các loại tên lửa đối đất, đối hải như Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31G/31A, Kh-35U, rocket, bom (bao gồm bom dẫn đường), bom điều khiển KAB-500KR và các thiết bị ngắm bắn tùy chọn gắn ngoài, vũ khí laser. Tên lửa đầu dò thụ động Kh-31P được sử dụng như một tên lửa chống radar. Tên lửa chống hạm Kh-35, Kh-31A được sử dụng để diệt tàu đối phương. Các tên lửa RVV-AE, R-27ER/ET và R-73E được dùng trong không chiến. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà máy bay có thể được sửa đổi để mang vũ khí của các nước khác.[19]

Bán kính của các nhiệm vụ chiến đấu có thể tăng bằng cách thêm các thiết bị ngắm mục tiêu cũng như radar, thiết bị trinh sát và ảnh hồng ngoại.[6]

Thực hiện các nhiệm vụ

Máy bay tiêm kích một chỗ trang bị trên tàu sân bay MiG-29K dự định sử dụng trong các nhiệm vụ sau:

  • Các cuộc tấn công ngày/đêm với các vũ khí dẫn đường chính xác cao
  • Tác chiến phòng không
  • Hộ tống
  • Hỗ trợ mặt đất từ trên không
  • Chế áp hệ thống phòng không đối phương
  • Tấn công trên biển
  • Trinh sát
  • Forward Air Control (Airborne) (FAC(A))
  • Tiếp nhiên liệu trên không

Máy bay tiêm kích hai chỗ trang bị trên tàu sân bay MiG-29KUB dự định sử dụng trong các nhiệm vụ sau:

  • tăng cường kỹ năng của phi công và sĩ quan hoa tiêu/vũ khí;
  • thực hành thao diễn hoạt động chiến đấu;
  • thực hiện các phi vụ chiến đấu giống như máy bay tiêm kích một chỗ MiG-29K.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mikoyan MiG-29K http://www.airforcesmonthly.com/view_article.asp?I... http://www.airforcesmonthly.com/view_news.asp?ID=1... http://www.barentsobserver.com/new-fighter-jets-fo... http://www.bharat-rakshak.com/NAVY/MiG-29K.html http://igorrgroup.blogspot.com/2009/10/indian-mig-... http://livefist.blogspot.com/2009/08/exclusive-mig... http://www.deagel.com/Strike-and-Fighter-Aircraft/... http://www.defense-update.com/features/du-1-07/aes... http://www.indiadefence.com/mig29k.htm http://timesofindia.indiatimes.com/india/India-Rus...